GỐM SỨ GIANG TÂY – TINH HOA NGHỆ THUẬT TRUNG QUỐC

Nhắc tới gốm sứ Giang Tây là nghĩ ngay tới nghệ thuật gốm sứ Trung Hoa. Thậm chí, nhắc tới gốm Giang Tây thì không một quốc gia nào có thể dám khẳng định vượt qua được cái chất tinh hoa trong nghề gốm của Trung Quốc. Các sản phẩm gốm sứ Giang Tây rất được tin dùng tại Việt Nam vì chất men tốt, kiểu dáng tinh tế, hoa văn chăm chút tỉ mỉ. Giang Tây được ví như xứ sở tạo ra hàng loạt kiệt tác gốm sứ. Bởi nơi đây có làng nghề làm gốm truyền thống từ rất lâu đời. Giang Tây dần là nơi khởi nguồn, nuôi dưỡng nét tinh hoa của gốm sứ giúp tạo nên những sản phẩm gốm sứ Giang Tây đẹp đến nao lòng. Mỗi sản phẩm gốm sứ Giang Tây đều đạt tới giá trị thẩm mỹ cao nhất, đều có sự xuất hiện của những đường nét hoa văn tinh xảo

Nguồn gốc gốm sứ Giang Tây

Trung Quốc có rất nhiều nơi sản xuất gốm sứ truyền thống, như Tuyền Châu (Phúc Kiến) hay Phật Sơn (Quảng Đông), nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Cảnh Đức Trấn.

Thành phố Cảnh Đức Trấn nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, giáp các tỉnh Chiết Giang, An Huy, là cái nôi sinh ra văn hóa gốm sứ và nghề chế tạo đồ gốm sứ của Giang Tây.

Từ thời Hán, cách đây khoảng gần 2.000 năm, Cảnh Đức Trấn bắt đầu chế tác đồ gốm, đến thời Đông Tấn, cách đây hơn 1.600 năm thì bắt đầu sản xuất đồ sứ.

Do có kỹ thuật sản xuất vượt trội, sản phẩm đạt chất lượng tốt, vào các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình.

Đến đời Minh, Cảnh Đức Trấn đã trở thành trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, được mệnh danh là kinh đô đồ sứ của Trung Quốc.

Tại sao gốm sứ Giang Tây lại nổi tiếng?

Một trong những lý do tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo cho đồ gốm sứ Giang Tây – Cảnh Đức Trấn là phải tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt với sự phân công lao động rất kỹ càng. Cũng vì vậy mà những thợ tham gia vào từng khâu trong quá trình này đều rất điêu luyện.

Tại Cảnh Đức Trấn, ở mọi khâu đều xuất hiện những người thợ, nghệ nhân lành nghề. Kỹ năng, kỹ thuật của họ đa phần được truyền thụ dựa trên nền tảng quan hệ huyết thống, nhưng thông thường chỉ truyền thụ trong nội tộc, tức truyền cho đầu trai, chứ không truyền cho đầu gái

Quy trình chế tạo gốm sứ Giang Tây Trung Quốc

Quy trình chế tác đồ sứ Cảnh Đức Trấn thường chia thành mấy công đoạn chính:

Giai đoạn tạo Phôi

 Nguyên liệu để tạo phôi chủ yếu là chất Bạch đôn tử (chinastone) và Cao lanh (đất sét trắng), bạch đôn tử trộn men. Cao lanh của vùng Giang Tây khá đặc biệt, các nước khác tuy có nhưng không tốt bằng. Thậm chí, ngày nay người dân vùng Giang Tây vẫn lấy đất tại đây để làm đồ sành sứ nhưng cũng không thể đẹp bằng đồ sứ cổ. Bạch đồng tử khi lấy từ mỏ ra là một khối đá, được bao bọc một lớp đất đỏ. Hiện giờ loại này thường được đúc thành khuôn để bán cho nhà sản xuất sứ.

Khi đem về, người ta nghiền thành bột, rồi dùng nước lọc bỏ sạn và tạp chất, sau đó được trộn cùng cao lanh, nhồi kỹ rồi dùng để tạo hình sản phẩm cần chế tác.

Để tạo hình dáng sản phẩm như ý muốn, người thợ đặt nguyên liệu đã nhồi kỹ lên bàn xoay. Quá trình xoay chuyển này, nguyên liệu qua đôi tay người thợ dần chuyển thành sản phẩm có hình dáng, kích thước nhất định.

Giai đoạn sửa phôi

 Sản phẩm được tạo hình thô nêu trên trải qua cắt gọt, chỉnh sửa để tạo ra độ dày, mỏng hợp lý, bề mặt trong, ngoài như nhau.

Tạo hình xong xuôi, các sản phẩm được phơi se ngoài gió dịu cho thật khô. Sau khi phơi khô đúng thời gian quy định, các món đồ có thể được sửa lại cho thật hoàn chỉnh.

Giai đoạn tráng men

Tráng lên bề mặt bên trong, ngoài của phôi sứ một lớp men có độ dày hợp lý bằng các phương pháp khác nhau như bôi, phun, thổi, ngâm… khiến nó trở nên bóng bẩy.

Giai đoạn vẽ phôi (vẽ thanh hoa), 

Dùng thanh hoa để trang trí hoa văn, vẽ chữ lên phôi sứ, sau đó phủ men thấu quang lên để đem nung thành đồ sứ.

Giai đoạn nung sản phẩm

Năm là nung sản phẩm trong lò, đây là công đoạn then chốt cuối cùng đề tạo ra đồ sứ. Phôi sứ đã xong các công đoạn trên được đem đặt trong lò, thường đun bằng củi thông ở nhiệt độ từ 1.270-1.300 độ.

Thông thường sản phẩm được nung trong 24 giờ lần lượt theo 2 phương pháp thu bớt thoáng khí (khiến gió lọt vào lò rất ít, làm cho củi cháy chậm đi, qua đó tạo ra nhiều khói) và “nung thả cửa” (để gió, khí oxy tha hồ lọt vào lò) để tạo ra thành phẩm.

Đồ sứ của Cảnh Đức Trấn thường có chất lượng tốt, tạo hình tinh xảo, hoa văn trang trí đa dạng, chủng loại phong phú, phong cách độc đáo.

Trong số đồ sứ của Cảnh Đức Trấn thì sứ trắng vô cùng nổi tiếng với khoảng hơn 3.000 sản phẩm khác nhau, được coi là “trắng như ngọc, sáng như gương, mỏng như giấy và vang như chuông.”

Tóm lại, đồ gốm sứ đại diện cho văn hóa truyền thống, rực rỡ của Trung Quốc, có giá trị lịch sử quan trọng, trong đó tiêu biểu là đồ gốm sứ của Cảnh Đức Trấn.

Từ hàng ngàn năm qua, đồ gốm sứ Cảnh Đức Trấn bằng chất lượng và sự tinh xảo đã trở nên nổi tiếng tại Trung Quốc cũng như trên thế giới. Nghệ thuật gốm sứ Cảnh Đức Trấn được coi là tài sản quan trọng trong kho tàng văn hóa Trung Quốc.

Xem thêm: các sản phẩm gốm trang trí phòng khách 

Tin Liên Quan