Đồ dùng trang trí bằng gốm sứ luôn là lựa chọn tối ưu dành cho mọi không gian. Dù theo phòng cách cổ điển, hiện đại hay tân cổ điển thì đồ gốm trang trí vẫn là lựa chọn được ưu tiên. Tuy nhiên, để đồ gốm sứ được bền đẹp thì bạn cần chú ý những điểm sau
Cách chọn mua đồ gốm trang trí
Các vật dụng bằng gốm, sứ đều được làm từ nguyên liệu chính là đất sét nung. Chất lượng gốm và sứ khác nhau do quá trình chọn nguyên liệu, phụ gia và quy trình sản xuất. Đồ gốm có chất lượng kém hơn đồ sứ, do chỉ được đun dưới nhiệt độ từ 800- 1.2000C. Trong khi đó, đồ sứ được đun đến 1.3000C. Để chọn mua được đồ gốm trang trí tốt, khi mua hàng bạn chỉ cần quan tâm 1 vài yếu tố như
- Khi mua dùng ngón tay gõ đồ sứ, nếu nghe thấy tiếng kêu coong coong như tiếng kim loại thì chúng là đồ tốt. Nếu nghe tiếng kêu đục và nặng thì đó là đồ chất lượng kém.
- Quan sát bề mặt ngoài của đồ vật để xem độ sáng, xỉn của mầu men, tươi tối, đậm nhạt của các hình vẽ và các điểm đen, vết rạn nứt hay không.
- Dùng một que nhỏ gõ nhè nhẹ lên thành bát hay cạnh. Nếu âm thanh phát ra nghe giòn, trong thì đó là đồ tốt, nếu âm thanh đục hay pha tạp thì chứng tỏ trên mình nó có vết rạn nứt nào đó mà bạn chưa nhìn ra.
Nhiều người cứ nghĩ rằng, đồ gốm phải cầm nặng tay thì mới là đồ tốt, nhưng không phải như thế, khi chọn gốm sứ chúng ta cần chú ý tới chất men có sáng hay không? gõ vào có vang hay không mới chính là gốm tốt. Nhất là đối với gốm sứ Giang Tây gốm càng phải mỏng, tiếng phải trong thì mới là gốm tốt. Chẳng thế mà người ta có câu về gốm sứ Giang Tây như này “Mỏng như giấy, sáng như gương, vang như chuông”
Cách bảo quản và làm sạch đồ gốm sứ
Từ trước tới nay, gốm sứ luôn được cho làm sản phẩm bền, đẹp và càng tăng giá trị theo thời gian. Tuy nhiên, khi sử dụng để gốm sứ luôn được sáng bóng bạn cũng cần vệ sinh đồ gốm trang trí đúng cách
- Để làm sạch đồ gốm sứ, bạn cần dùng khăn mềm thấm xà phòng, tro mịn hoặc mùn cưa để lau rửa nhẹ nhàng. Sau khi lau bằng khăn ướt, bạn nên dùng khăn khô để lau lại 1 lần nữa cho thật sạch.
- Với cốc uống nước, bình, lọ, lấy bột có men dùng làm bánh mì pha với nước, lau qua một lần lên bề mặt. Một lúc sau dùng giẻ mềm lau lại. Đồ dùng sẽ sáng bóng trong nhiều tuần lễ. Tuyệt đối không nên sử dụng máy rửa chén bát để rửa những đồ dùng bằng gốm, sành, sứ có hoa văn trang trí dễ bị phai
- Nên rửa đồ dùng bằng nước ấm và bằng nước rửa (có tính chất tẩy rửa nhẹ). Cẩn thận hơn, bạn nên để đồ dùng vào trong chậu nhựa được lót một tấm cao su dưới đáy để tránh bị vỡ trong trường hợp đồ dùng bị trượt khỏi tay. Rửa lại lần thứ 2 hoặc 3 với nước cùng nhiệt độ và dùng khăn sạch, mềm để lau khô trước khi cất
Lưu ý khi làm sạch đồ gốm: Tuyệt đối không chà rửa đồ sứ với cát, dụng cụ rửa chén bằng kim loại hoặc bằng nhựa cứng. Nếu không, nước men sẽ bị trầy xước, các đường vàng kim nhũ trên đồ sứ dễ bị bong, tróc. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng chanh, giấm, khế hay các loại axit để chùi rửa đồ sứ, vì axit sẽ làm mờ màu sắc và các họa tiết trên lớp men.
Cách khắc phục đồ gốm sứ bị nứt, mẻ
Để chữa một vết nứt hoặc vết mẻ trên đồ gốm, trước tiên cần phải rửa vật dụng (thật cẩn thận và nhẹ tay) bằng nước rửa (tính chất tẩy rửa nhẹ), sau đó làm khô bằng máy sấy tóc. Nếu là đồ gốm dày, rạch thêm một chút vết nứt sau đó dán chúng lại bằng êpoxit, tiếp theo lau khô bằng một chiếc khăn tẩm cồn. Cột chặt vết rạn nứt bằng dây ít nhất 24 giờ.
Mỗi loại gốm sứ có tên gọi khác nhau, có thể phân loại theo vùng miền như: gốm sứ Bát Tràng, gốm sứ Giang Tây, Gốm sứ Chu Đậu… Đều là sản phẩm Gốm được rất nhiều người sử dụng để trang trí trong gia đình. Công nghệ ngày càng phát triển, bạn có thể ngồi ở nhà mua sắm đồ gốm khắp nơi, nhưng để bảo quản đồ gốm bền đẹp bạn đừng quên những lưu ý mà Gốm Decor vừa nhắc phía trên nha!