Ý NGHĨA BỘ BÌNH GỐM TRANG TRÍ T69-12
Từ ngàn đời nay, trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt, cây đa – bến nước – sân đình đã trở thành biểu tượng của làng quê, gắn với sự tồn vong qua bao đời. Và mái đình là nơi linh thiêng nhất, thờ vị thần trấn giữ bình yên cho cả làng. Đó là nơi tín ngưỡng, để dân làng tụ họp trong những ngày lễ hội, là nơi hương khói và hội bàn những chính sách quan trọng của làng xã.
Trong cộng đồng làng xã Việt Nam nói chung, những ngôi đình luôn là niềm tự hào của người dân mỗi khi nghĩ về quê hương. Con cháu trong làng, nhiều người dù có đi làm ăn xa nhưng cứ tới ngày lễ hội, ngày dâng hương Thành Hoàng làng, họ lại cố gắng thu xếp trở về như trở về với cội nguồn của quê cha đất tổ. Bởi mỗi mùa lễ hội làng là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là sự giao lưu văn hóa giữa nhân dân trong xóm ngoài làng với nhau, là nét văn hóa đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa làng. Và lễ hội cũng là sự kết tinh ý thức hệ tôn giáo quanh một hình thái thờ phụng tập thể, đó là thờ Thành Hoàng làng trong tâm thức dân gian, tâm thức của mỗi người con đất Việt. Chính sự thờ phụng này là sợi dây liên lạc vô hình mà rất bền chặt, giúp dân làng đoàn kết, giữ gìn nếp sống cộng cảm hòa đồng, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH BỘ BÌNH GỐM TRANG TRÍ T69-12
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.